Những quan niệm sai lầm và lỗi thường gặp về túi khí xe ô tô

Túi khí là một bộ phận rất quan trọng trên xe ô tô. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về túi khí nên trong nhiều trường hợp không biết xử lý như thế nào. Vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây, Toyota Pháp Vân sẽ thông tin chi tiết về túi khí xe ô tô, chắc chắn sẽ hữu ích đối với các bạn.

I. Túi khí xe ô tô là gì? Có những loại nào?

Túi khí xe ô tô là gì? Có tác dụng gì?

Túi khí xe ô tô tiếng Anh là Supplemental Restraint System (SRS). Đây là một bộ phận rất quan trọng trên xe ô tô bao gồm 3 chi tiết nhỏ: hệ thống cảm biến, túi khí và bộ phận kích nổ. Túi khí được sản xuất bằng vải co giãn tốt, có độ bền cao, xếp gọn gàng tại từng vị trí theo cấu tạo của xe.

Hệ thống túi khí trên ô tô có tác dụng hạn chế va đập gây tổn thương cho người ngồi trên xe khi có va chạm xảy ra. Khi có va chạm xảy ra, hệ thống sẽ kích hoạt một loạt các cảm biến để túi khí được bung ra bảo vệ mọi người trên xe.

Túi khí xe hơi
Túi khí xe hơi

Có những loại túi khí nào?

Trên các dòng xe ô tô hiện nay có từ 2 – 7 túi khí tùy thuộc vào thương hiệu và loại xe. Các túi khí trên xe ô tô là:

  • Túi khí phía trước: Túi khí tại vị trí này có nhiệm vụ bảo vệ phần đầu và phần ngực người ngồi trên xe. Nếu trong phạm vi góc đâm khoảng 30 độ tính về cả hai bên đầu xe thì túi khí sẽ được kích hoạt. Túi khí sẽ được kích nổ nếu mức độ va đập ở phía trước vượt quá giới hạn khi va chạm. 
  • Túi khí trần xe: Có nhiệm vụ bảo vệ phần đầu của người ngồi trên xe.
  • Túi khí sườn: Túi khí sườn có 3 loại là túi khí hông (bảo vệ ngang ngực), túi khí rèm (bảo vệ ngang đầu) và túi khí kết hợp cả 2. Khi có va chạm từ bên hông thì túi khí sườn có vai trò bảo vệ phần ngang đầu và phần ngang ngực người ngồi. Túi khí sườn sẽ được kích hoạt khi chịu tác động từ hai bên thân xe. 
  • Túi khí đầu gối: Khi có va chạm trực diện thì túi khí đầu gối sẽ có nhiệm vụ bảo vệ phần khớp gối của người ngồi.
  • Túi khí trên dây đai an toàn có nhiệm vụ bảo vệ phần ngực của người ngồi.
Xe ô tô có từ 2 - 7 túi khí tuỳ thuộc vào hãng và dòng xe
Xe ô tô có từ 2 – 7 túi khí tuỳ thuộc vào hãng và dòng xe

II. Những lỗi túi khí xe ô tô thường gặp

Có thể thấy được rằng túi khí trên ô tô có vai trò quan trọng, trong nhiều trường hợp sẽ giúp bảo vệ tính mạng những người ngồi trên xe. Tuy nhiên, bộ phận này cũng sẽ có một số lỗi, chúng ta nên biết để khắc phục nhằm đảm bảo an toàn nhất khi chạy xe. Một số lỗi thường gặp của túi khí xe ô tô là:

Đèn túi khí sáng liên tục

Nếu bạn nổ máy xe hoạt xe đang chạy trên đường mà thấy đèn túi khí sáng liên tục thì tức là thống túi khí đang có lỗi. Đèn túi khí sáng liên tục có thể do cảm biến túi khí có vấn đề, giắc điện bị oxy hóa hoặc bị đứt hoặc cuộn xoắn trên vô lăng bị hỏng.

Nếu bạn gặp phải trường hợp này thì nên sớm đưa xe đến gara gần nhất để kiểm tra và chỉnh sửa, hoặc thay thế các phụ tùng nếu cần thiết.

Đèn cảnh báo sáng liên tục
Đèn cảnh báo sáng liên tục

Khả năng gây nổ

Hiện tượng này hiếm gặp nhưng cũng là một trong những lỗi của túi khí xe ô tô. Do hoá chất và vật liệu cấu tạo nên túi khí kết hợp với môi trường có nhiệt độ và áp suất không ổn định sẽ dẫn đến hiện tượng nổ túi khí, có thể gây thương vong cho chính những người trên xe.

Túi khí tự bung

Khi người lái đang lái xe nếu túi khí tự bung sẽ ảnh hưởng tới tầm quan sát và quá trình điều khiển xe, rất nguy hiểm. Túi khí tự bung theo các chuyên gia và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm là túi khí bị quá hạn sử dụng.

Để hạn chế tình trạng này thì chủ xe nên thường xuyên đưa xe tới gara uy tín để kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.

Cảm biến không hoạt động

Cảm biến của túi khí giảm đi độ nhạy sẽ khiến khả năng kích hoạt bung túi khí chậm hơn hoặc không bung ra khi có va chạm. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng thương vong nghiêm trọng khi có tai nạn xảy ra.

Túi khí không bung khi có va chạm

Có những chiếc xe chạy hơn chục năm nhưng không cần túi khí bảo vệ vì chưa xảy ra va chạm bao giờ. Khi đó, các chốt của túi khí lâu ngày không được hoạt động, hoặc túi khí đã được sản xuất từ lâu rồi và quá hạn sử dụng dẫn tới nếu không may xảy ra va chạm tại thời điểm đó túi khí không được bung ra, gây hậu quả nghiêm trọng. 

Chính vì vậy, dù không sử dụng trong thời gian dài nhưng chủ xe cũng không nên bỏ qua bộ phận này khi bảo dưỡng xe.

III. Lưu ý về túi khí trên xe ô tô

Tuỳ thuộc vào từng hãng xe, từng dòng xe mà túi khí sẽ được bố trí ở những vị trí khác nhau. Để túi khí phát huy tối đa tác dụng trong những trường hợp cần thiết thì chúng ta cần: 

Không bắt chéo tay trên vô lăng

Va chạm thường xảy ra rất bất ngờ nên nếu chúng ta bắt chéo tay trên vô lăng thì khi túi khí bung ra với một lực mạnh sẽ có thể gây chấn thương cho tài xế, càng làm tình trạng nguy hiểm hơn.

Tuyệt đối không đặt các đồ vật trên bề mặt túi khí

Nếu chúng ta đặt một đồ vật gì đó trên bề mặt túi khí thì khi bộ phận này hoạt động sẽ làm đồ vật đó di chuyển bất thường, có thể gây nguy hiểm cho mọi người xung quanh.

Không nên cho trẻ nhỏ ngồi ở hàng ghế trước

Trẻ nhỏ thường có tính tò mò, hiếu động, sờ mó những thứ xung quanh. Nếu cho trẻ nhỏ ngồi phía trước thì tài xế thường bị phân tâm để ý bé nên rất dễ xảy ra va chạm với những phương tiện khác. Ngoài ra, khi trẻ nhỏ ngồi phía trước, nếu có va chạm xảy ra, hệ thống túi khí bung có thể khiến trẻ nhỏ bị thương.

Thắt dây an toàn và ngồi đúng tư thế

Thắt dây an toàn và ngồi đúng tư thế khi điều khiển xe sẽ giúp hạn chế những rủi ro trong trường hợp nổ túi khí ở vị trí điều khiển. Bên cạnh đó, các vị trí ghế phụ và ghế sau cũng nên tuân thủ điều này.

Không chạm vào bên trong túi khí

Túi khí nổ do lượng khí lớn bên trong túi được kích hoạt qua quá trình đánh lửa. Khi túi khí nổ thì sẽ có hơi nóng lưu lại xung quanh. Nếu ngay lúc đó chúng ta chạm vào bên trong túi khí thì sẽ rất dễ bị bỏng. 

IV. Những quan niệm sai lầm về túi khí xe ô tô

Nhiều người có những quan niệm sai lầm về túi khí xe hơi 
Nhiều người có những quan niệm sai lầm về túi khí xe hơi 

Do chưa tìm hiểu kỹ nên có rất nhiều những hiểu biết và quan niệm sai lầm về túi khí. Nếu bạn cũng đang có suy nghĩ như vậy thì hãy điều chỉnh ngay nhé.

  • Ô tô nào cũng có túi khí: Thực tế, xe ô tô bắt buộc phải có túi khí nhưng tại Việt Nam có rất nhiều mẫu xe giá rẻ không được trang bị bộ phận này.
  • Túi khí bung có bụi độc hại: Túi khí bung sẽ tạo ra tiếng nổ lớn và có khói bụi. Thực tế, khói bụi này hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe bởi đây chỉ là hỗn hợp bụi mụn và khí Nitơ được thổi vào để kích hoạt túi khí căng phồng.
  • Túi khí phía trước an toàn với trẻ nhỏ: Các nghiên cứu cho thấy, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương khi nổ túi khí nhất. Vì vậy, tốt nhất nên để các bé ngồi ở hàng ghế sau.
  • Chỉ khi thắt dây an toàn thì túi khí mới bung: Các chuyên gia cho hay, túi khí có bung hay không hoàn toàn không liên quan đến việc bạn có thắt dây an toàn hay không. Khi có va chạm xảy ra, cảm biến sẽ cập nhật đầy đủ thông tin từ đó bộ điều khiển điện tử sẽ quyết định kích hoạt túi khí hay không. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì chúng ta hãy thắt dây an toàn khi ngồi trên xe nhé.
  • Túi khí sẽ bung khi xe va chạm: Trong rất nhiều trường hợp xe xảy ra va chạm nhưng túi khí không bung. Đây hoàn toàn không phải là do túi khí bị hỏng mà do túi khí chỉ bung khi cảm biến nhận thấy gia tốc dừng của xe đủ lớn. Vì vậy, khi xe chỉ có va chạm nhẹ thì túi khí sẽ không bung ra.

VI. Báo giá túi khí xe ô tô

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng xe với các dòng xe khác nhau. Do đó, không có giá cụ thể cho túi khí xe ô tô bởi còn phụ thuộc vào loại túi khí và mẫu xe. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo khoảng giá sau:

  • Túi khí ghế phụ phía trước đối với xe hạng phổ thông và hạng trung: 2 – 8 triệu đồng.
  • Túi khí phía trước ghế lái với xe hạng phổ thông và hạng trung: 3 – 10 triệu đồng.
  • Túi khí ghế phụ phía trước đối với xe hạng sang: 15 – 20 triệu đồng.
  • Túi khí phía trước ghế lái với xe hạng sang: 18 – 30 triệu đồng.

Với những thông tin về túi khí xe ô tô trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bộ phận này và có những lưu ý để tránh xảy ra những tình huống nguy hiểm. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, liên hệ ngay với Toyota Pháp Vân để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nguồn: https://toyotaphapvan.com/

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

091 190 3333

 NHẬN BÁO GIÁ