Thông tin từ A->Z bộ trợ lực phanh ô tô và các lỗi thường gặp

Bộ trợ lực phanh là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng trên xe ô tô. Vì vậy, nếu bộ trợ lực phanh ô tô bị lỗi mà chúng ta không kiểm tra phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Dưới đây, Toyota Pháp Vân sẽ giúp các bạn nắm được tất cả các thông tin của bộ trợ lực phanh ô tô. Hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho các chủ xe.

I. Cấu tạo và nguyên lý bộ trợ lực phanh ô tô

Bầu trợ lực phanh hay còn gọi là bầu trợ lực phanh chân không. Đây là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của hệ thống phanh, được lắp ở vị trí giữa bàn đạp phanh và xi lanh tổng. Bầu trợ lực phanh có vai trò làm giảm bớt đi phản lực của bàn đạp phanh và khuếch đại lực ép từ bàn đạp phanh, giúp đạp phanh nhẹ hơn.

Cấu tạo bộ trợ lực phanh ô tô

Cấu tạo của bầu trợ lực chân không gồm:

  • Cần điều khiển van 
  • Van điều khiển
  • Buồng áp suất biến đổi
  • Buồng áp suất không đổi
  • Lò xo màng
  • Piston trợ lực
  • Màng ngăn
  • Bộ lọc khí
  • Đĩa phản lực…
Cấu tạo của bầu trợ lực chân không
Cấu tạo của bầu trợ lực chân không

Nguyên lý hoạt động của trợ lực phanh ô tô

Nguyên lý bộ trợ lực phanh chúng ta có thể hiểu đơn giản là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không của động cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh tỷ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp nhằm điều khiển các phanh.

Theo đó, phanh ở các trạng thái khác nhau thì nguyên lý hoạt động của trợ lực phanh ô tô cũng khác nhau.

Nguyên lý bầu trợ lực phanh khi không có tác động

Cần điều khiển van được nối với van không khí và bị lò xo phản hồi của van kéo về bên phải. Van điều chỉnh bị lò xo đẩy sang trái. Lúc này, van không khí sẽ tiếp xúc với van điều chỉnh nên không khí bên ngoài đi qua lưới lọc bị chặn lại không lọt vào được buồng áp suất biến đổi.

Trong điều kiện này, van chân không của thân van bị tách khỏi van điều chỉnh,  tạo ra một lối thông. Trong buồng áp suất không đổi luôn có chân không nên lò xo màng ngăn sẽ đẩy pittông sang bên phải.

Nguyên lý bầu trợ lực phanh khi đạp phanh

Nguyên lý của bầu trợ lực phanh khi đạp phanh
Nguyên lý của bầu trợ lực phanh khi đạp phanh

Khi đạp phanh, cần điều khiển van sẽ đẩy van không khí sang bên phải. Lò xo van điều chỉnh cũng đẩy van không khí dịch chuyển sang bên trái cho đến khi tiếp xúc với van chân không. Chuyển động này sẽ bịt kín lối thông giữa lỗ A và lỗ B.

Khi van không khí càng dịch chuyển sang bên trái thì càng rời xa van điều chỉnh. Lúc này, không khí bên ngoài thông qua lỗ B lọt vào buồng áp suất biến đổi. Và piston sẽ dịch chuyển về bên trái do độ chênh áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi, làm cho đĩa phản lực đẩy cần đẩy bộ trợ lực về bên trái và làm tăng lực phanh.

Nguyên lý bầu trợ lực phanh khi đạp phanh hết mức

Khi đạp phanh hết mức, van không khí sẽ dịch chuyển hoàn toàn ra khỏi van điều khiển và buồng áp suất thay đổi được nạp đầy không khí từ bên ngoài. Điều này sẽ khiến độ chênh áp suất giữa buồng áp suất thay đổi và buồng áp suất không đổi là lớn nhất, tạo ra tác dụng cường hoá lớn nhất lên piston.

Nguyên lý bầu trợ lực phanh khi giữ phanh

Khi chúng ta đạp phanh và giữ lại thì van không khí và cần điều khiển van ngừng dịch chuyển nhưng do chênh áp suất nên piston vẫn tiếp tục di chuyển sang bên trái. Lò xo van điều khiển làm cho van điều khiển vẫn tiếp xúc với van chân không, nhưng sẽ dịch chuyển theo piston. Van điều khiển dịch sang trái tiếp xúc với van không khí, chặn không khí không cho lọt vào buồng áp suất biến đổi nên sáp suất trong buồng này vẫn ổn định. Vì vậy, giữa hai buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi có một độ chênh lệch áp suất không đổi nên piston sẽ ngừng dịch chuyển và duy trì lực phanh này.

Nguyên lý bầu trợ lực phanh khi nhả phanh và cơ cấu khi không có chân không

Nếu chân không không tác động vào bộ trợ lực phanh vì một lý do nào đó thì sẽ không có sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất biến đổi và buồng áp suất không đổi. Khi bộ trợ lực phanh ở vị trí OFF, piston được lò xo màng ngăn đẩy về bên phải và phanh sẽ được nhả ra.

II. Các dấu hiệu nhận biết bộ trợ lực phanh bị lỗi và cách xử lý

Bầu trợ lực phanh bị lỗi nếu không khắc phục kịp thời sẽ rất nguy hiểm
Bầu trợ lực phanh bị lỗi nếu không khắc phục kịp thời sẽ rất nguy hiểm

Theo các chuyên gia, nếu xe bị mất trợ lực phanh sẽ gây nguy hiểm cho chính những người trên xe, những người và thương tiện xung quanh. Vậy làm thế nào để nhận biết bộ trợ lực phanh bị lỗi và xử lý ra sao?

Dựa vào một số dấu hiệu dưới đây thì chúng ta có thể biết được trợ lực phanh ô tô đang bị lỗi.

Bàn đạp phanh cao hơn bình thường

Nếu bầu trợ lực phanh bị lỗi thì dấu hiệu đầu tiên chúng ta có thể dễ dàng nhận biết đó là bàn đạp phanh sẽ cao hơn bình thường. Cách xử lý là bạn hãy đưa xe tới gara để kiểm tra và sửa chữa.

Pedal phanh cứng, nặng

Nếu bạn đạp bàn đạp phanh thấy cứng và nặng thì rất có thể bầu trợ lực phanh bị hư hỏng. Nếu thấy có dấu hiệu này thì bạn hãy thay ngay bầu trợ lực phanh ô tô để đảm bảo an toàn.

Tốc độ động cơ không đều

Nếu xe ô tô bị chết máy khi đạp phanh hoặc động cơ bị khựng thì cũng báo hiệu xe đang gặp lỗi ở bầu trợ lực phanh. Đừng cố gắng chạy xe nữa mà hãy mang xe đến gara ô tô để các kỹ thuật viên kiểm tra và sửa chữa.

Quãng đường phanh dài hơn

Nếu bạn đạp phanh thấy quãng đường phanh dài hơn, lâu hơn thì rất có thể bầu trợ lực phanh bị hỏng khiến lực tác động lên má phanh giảm. Trường hợp này, hãy nhanh chóng đem xe ô tô tới gara để sửa chữa.

Nhận biết được các lỗi của bộ trợ lực phanh trên sẽ giúp các lái xe hạn chế được rủi ro tai nạn khi tham gia giao thông. Ngoài ra thì các bạn cũng cần phải chú ý:

  • Nên thường xuyên đưa xe ô tô đến gara bảo dưỡng định kỳ, trong đó có bộ trợ lực phanh để kịp thời phát hiện hư hỏng, sửa chữa và thay mới nếu cần thiết.
  • Khi lái xe, không đồng thời thực hiện hai động tác phanh và cua để bánh xe bám với mặt đường tốt hơn.
  • Khi kiểm tra bầu trợ lực phanh cần đưa xe tới cơ sở uy tín để thực hiện. Trường hợp thay bộ trợ lực phanh mới thì nên chọn sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng để đảm bảo xe vận hành tốt, tránh ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
Đưa xe tới gara sửa chữa nếu thấy bầu trợ lực phanh có dấu hiệu bất thường
Đưa xe tới gara sửa chữa nếu thấy bầu trợ lực phanh có dấu hiệu bất thường

Cách kiểm tra bộ trợ lực phanh ô tô:

  • Kiểm tra hoạt động của bầu trợ lực phanh chân không: Trước hết, bạn hãy tắt máy đạp bàn đạp phanh vài lần. Tiếp theo, hãy kiểm tra độ cao của bàn đạp phanh và khởi động động cơ. Kiểm tra nếu thấy bàn đạp phanh chìm xuống sâu hơn thì bầu trợ lực không có vấn đề.
  • Kiểm tra chân không: Bạn hãy khởi động động cơ, tắt máy khi đạp phanh và giữ khoảng 30 giây. Sau đó kiểm tra độ cao của bàn đạp phanh, nếu độ cao không đổi thì thì van hút chân không vẫn hoạt động tốt.
  • Kiểm tra độ kín khí: Khởi động động cơ và để máy nổ khoảng 2 phút rồi tắt máy. Đạp bàn đạp phanh và kiểm tra khoảng cách dự trữ của bàn đạp. Nếu khoảng cách này tăng lên sau mỗi lần đạp thì bầu trợ lực phanh vẫn kín khí. 

III. Kinh nghiệm xử lý khi phanh xe không hoạt động

Một trong những tình huống gặp rất nhiều khi lái xe đó là phanh xe không hoạt động. Trong trường hợp này, nếu bạn không bình tĩnh xử lý thì sẽ rất nguy hiểm. Theo các lái xe giàu kinh nghiệm, nếu mất phanh hoàn toàn thì các bạn cần:

  • Bật ngay đèn cảnh báo nguy hiểm để cảnh báo cũng như phát tín hiệu cho những phương tiện khác.
  • Hãm tốc độ của xe bằng cách trả về số thấp nhất (chỉ áp dụng được với số sàn). Đối với xe ô tô số tự động, bạn hãy dồn số bằng lẫy số tay hoặc số D+/- để phanh xe. 
  • Sau khi xe dừng lại, hãy đưa xe tới gara để được xử lý.

Với những thông tin về hệ thống trợ lực phanh ô tô trên hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho các bạn. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0932 869 868 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nguồn: Toyota Pháp Vân Hà Nội

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

091 190 3333

 NHẬN BÁO GIÁ