Xe ô tô bó máy có sao không? Nguyên nhân là gì?

Xe ô tô bó máy là một trong những hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, rất nhiều tài xế “coi nhẹ” tình trạng này và không tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục. Theo các chuyên gia, hiện tượng xe ô tô bó máy có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu chúng ta không xử lý kịp thời. Hãy cùng Toyota Pháp Vân tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.

I. Xe ô tô bó máy là gì?

Xe ô tô bị bỏ máy là hiện tượng một hoặc nhiều xi lanh không hoạt động. Do động cơ ô tô có rất nhiều xi lanh và mỗi xi lanh lại tương ứng với một máy nên xe ô tô có thể bị bó một máy hoặc nhiều máy. .

II. Triệu chứng xe ô tô bị bó máy

Một số dấu hiệu cho thấy xe ô tô bị bó máy là: 

  • Xe có tiếng kêu lạ: Khi xe ô tô bị bó máy thì động cơ hoạt động sẽ ồn hơn bình thường, một số xe ô tô phát ra tiếng kêu lạ.
  • Xe tăng tốc yếu, hụt ga, bị rung giật – Đây là những hiện tượng cho thấy xe ô tô đang bị bó máy. Khi một hoặc nhiều xi lanh không hoạt động sẽ khiến cho động cơ xe không ổn định khiến xe trở nên yếu hơn, khả năng tăng tốc kém kèm theo hiện tượng rung giật.
  • Khói xe đổi màu: Xe bị bó máy sẽ khiến cho nhiên liệu không được đốt cháy hoàn toàn và sẽ theo khí xả thải ra ngoài. Lúc này, khí thải thường có màu đen hoặc xanh.
Khói xả có màu đen cho thấy xe có dấu hiệu bị bỏ máy
Khói xả có màu đen cho thấy xe có dấu hiệu bị bó máy
  • Khi thấy xe có mùi xăng sống thì cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy xe bị bó máy. Điều này có nghĩa là khi nhiên liệu không được đốt cháy hết và đi theo van xả thải ra ngoài sẽ thấy có mùi xăng rất nặng.

III. Nguyên nhân xe ô tô bó máy

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới xe ô tô bị bó máy. Thông thường sẽ do: đánh lửa, cấp nhiên liệu hoặc áp suất nén có vấn đề.

1. Hệ thống đánh lửa gặp trục trặc

Hệ thống đánh lửa bị lỗi cũng có thể do các nguyên nhân:

  • Bugi bị bẩn hoặc hỏng: Khi bugi gặp vấn đề sẽ khiến khả năng đánh lửa bị kém đi. Bugi đánh lửa kém làm nhiên liệu trong xi lanh không được đốt cháy, theo đó dẫn tới hiện tượng xe ô tô bó máy.
  • Cuộn dây bên trong hệ thống đánh lửa bị lỗi làm cho bugi bị mất điện, không thể thực hiện nhiệm vụ của mình.
  • Dây cao áp bugi bị hỏng sẽ làm điện bị rò rỉ ra ngoài khiến bugi bị mất điện và không thể đốt cháy nhiên liệu giúp xi lanh hoạt động.
  • Cuộn đánh lửa cung cấp tia lửa cho bugi. Nếu cuộn này bị hỏng thì bugi cũng không hoạt động.
Bugi bị hỏng, bị mòn hoặc bẩn khiến cho hệ thống đánh lửa gặp trục trặc
Bugi bị hỏng, bị mòn hoặc bẩn khiến cho hệ thống đánh lửa gặp trục trặc

2. Áp suất dưới kỳ nén không đạt chuẩn

Áp suất dưới kỳ nén không đạt chuẩn sẽ khiến cho xe ô tô bị bó máy. Nguyên nhân làm cho áp suất kỳ nén không đủ là do: 

  • Xupap bị hở: Xupap đóng vai trò kiểm soát thời gian và lưu lượng của hỗn hợp khí cháy bên trong buồng đốt bằng cách đóng – mở cửa nạp và cửa xả bên trong xi lanh. Làm việc thời gian dài trong môi trường khắc nghiệt khiến cho Xupap bị nứt, mòn dẫn tới bị hở. Xupap bị hở làm cho áp suất trong xi lanh không đủ để bộ phận này hoạt động nên gây ra hiện tượng bó máy.
  • Thổi gioăng mặt máy: Gioăng mặt máy có tác dụng làm kín xi lanh và nắp máy để đảm bảo độ kín cho động cơ hoạt động đồng thời đảm bảo áp suất cho xi lanh hoạt động. Thổi gioăng mặt máy là hiện tượng gioăng mặt máy giảm độ kín và khít khiến cho động cơ không thể phát huy hết công suất, xi lanh bị hở do áp suất cuối kỳ nén không đủ.
  • Xéc măng bị mòn: Xéc măng có tác dụng bao kín buồng đốt, tạo độ kín cho khí nén chạy trong xi lanh, tạo áp suất đủ cho piston có thể chuyển động. Xéc măng sau thời gian dài hoạt động dưới tác động của nhiệt độ và ma sát nên bị mòn làm cho áp suất nén trong xi lanh không đủ gây hiện tượng bó máy.
  • Mấu cam bị hỏng: Nhiệm vụ của mấu cam là điều khiển xupap để đóng/mở van. Khi mấu can bị hỏng thì dẫn tới góc đóng/mở của xupap bị lệch làm cho bộ phận này bị hở dẫn tới không đủ áp suất kỳ nén cho xi lanh.
Áp suất dưới kỳ nén không đạt chuẩn
Áp suất dưới kỳ nén không đạt chuẩn

3. Kim phun nhiên liệu bị tắc hoặc hỏng

Kim phun nhiên liệu nếu lâu ngày không được vệ sinh sẽ bị tắc dẫn đến quá trình phun nhiên liệu vào buồng đốt gặp trục trặc. Khi nhiên liệu không được đưa hoặc đưa không đủ sẽ không tạo được sự chênh lệch áp suất khí khiến xi lanh không thể hoạt động. Khi xi lanh không hoạt động thì xe sẽ gặp hiện tượng bó máy.

Ngoài những nguyên nhân trên thì còn một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới hiện tượng xe ô tô bị bó máy là: lỗi cơ học, lọc dầu động cơ bị bẩn, bơm dầu bị hỏng, lỗi hộp điều khiển động cơ…

IV. Xe ô tô bó máy có sao không?

Rất nhiều người thắc mắc xe ô tô bó máy có sao không? Theo các chuyên gia, nếu bạn lái xe với động cơ bị bó máy có thể gây ra một số hậu quả sau:

  • Ô nhiễm môi trường: Xe ô tô bị bó máy khiến cho khói xả biến thành màu đen, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
  • Xe bị bó máy làm mất công suất rất nguy hiểm khi đang lái xe bởi người lái lúc này mất quyền điều khiển phương tiện. Nhiều trường hợp xe ô tô bị bó máy dẫn tới chết máy trên đường cao tốc dẫn tới tai nạn nghiêm trọng. Bên cạnh đó, mất công suất còn ảnh hưởng tới các bộ phận khác của động cơ. 
Nên đưa xe tới gara ô tô sửa chữa nếu thấy có dấu hiệu bị bỏ máy
Nên đưa xe tới gara ô tô sửa chữa nếu thấy có dấu hiệu bị bó máy

Khi xe ô tô có hiện tượng bị bó máy, các bạn không nên cố chạy mà hãy dừng xe gọi cứu hộ đưa xe tới gara gần nhất để được kiểm tra và sửa chữa.

Những thông tin về xe ô tô bó máy trên chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho các bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn, liên hệ ngay với Toyota Pháp Vân để được hỗ trợ miễn phí 24/7.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

091 190 3333

 NHẬN BÁO GIÁ